TÍNH ĐẾN THÁNG 6/2023, ĐÃ CÓ KHOẢNG 70 QUỸ ĐẦU TƯ ĐÃ RÓT HƠN 400 TRIỆU USD CHO STARTUP EDTECH VIỆT NAM.
Theo báo cáo “Đầu tư công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam 2023” Với số lượng học sinh phổ thông chiếm tới hơn 20% dân số, các dòng sản phẩm tập trung vào phân khúc này là lớn nhất.
Lý giải về xu hướng này, theo nhận định của các chuyên gia và giới quan sát, Edtech là một trong số hiếm ngành ít chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế do giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu của bố mẹ người Việt đối với con cái. Bên cạnh 2 yếu tố thị trường trên, bản thân sức mạnh nội tại của các công ty Edtech ở Việt Nam cũng là một trong những yếu tố nổi bật so với các startup công nghệ khác trong khu vực nhờ vào hoạt động hiệu quả, chi phí phục vụ cho tăng trưởng thấp.
Theo Bain & Company, trung bình một gia đình Việt Nam dành khoản 20% thu nhập để đầu tư giáo dục cho con cái, trong khi mức này ở các nước Đông Nam Á là từ 6 đến 15%.
Không những thế, Chính phủ cũng rất ủng hộ hình thức học tập này thông qua việc đặt mục tiêu đến 2030 sẽ phủ hình thức đào tạo trực tuyến đến 90% trường đại học, 80% trường trung học phổ thông và cơ sở dạy nghề.
TỔNG HỢP