Theo báo cáo “Đầu tư công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam 2023”, tổng vốn đầu tư vào Edtech nửa đầu năm 2023 đã vượt qua con số 30 triệu USD của cả năm 2022. Điều này đã mang lại những sự kỳ vọng lạc quan cho Edtech Việt Nam so với tình trạng chung đang chững lại của Edtech thế giới sau Covid.
Với dân số gần 100 triệu người, nhưng thị trường học tập tiềm năng chiếm tới hơn 70% (độ tuổi từ 3 đến 60 tuổi). Theo Bain & Company, trung bình một gia đình Việt Nam dành khoản 20% thu nhập để đầu tư giáo dục cho con cái, trong khi mức này ở các nước Đông Nam Á là từ 6 đến 15%. Đặc biệt, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa hình thức đào tạo trực tuyến tới 90% trường đại học và 80% trường trung học phổ thông và cơ sở dạy nghề. Chiến lược này không chỉ giúp Việt Nam chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao hơn đối với nhu cầu trong tương lai, nhất là đào tạo các kỹ năng số mà còn thúc đẩy hơn nữa các startup, quỹ đầu tư và các tổ chức liên quan phát triển thị trường công nghệ giáo dục.
Việt Nam hiện nay thu hút rất nhiều các nhà đầu tư trong lĩnh vực Edtech. Các phân khúc thu hút được đầu tư nhiều nhất là phân khúc ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), phân khúc K12 tập trung vào content, ôn luyện. Tháng 5/2023, Tập đoàn Giáo dục Việt Nam EQuest huy động thành công 120 triệu USD. Cũng trong tháng 5/2023, |Teky Alpha JSC đã gọi vốn thành công 5 triệu USD từ Quỹ đầu tư Sweef Capital của Singapore với sự tham gia của Strategic Year Holdings. Dự kiến, khoản đầu tư này sẽ giúp Teky mở rộng thêm dịch vụ giáo dục tại hệ thống giáo dục công lập và các chương trình ngoại khóa dành cho trẻ em từ 5 đến 18 tuổi. Ruang Guru (Indonesia) đã mua lại nền tảng học tập trực tuyến Mclass của Việt Nam. Tháng 4/2023, Startup MindX nhận đầu tư 15 triệu USD từ Kaizenvest có trụ sở tại Singapore. Vuihoc đã nhận được khoản đầu tư trị giá 6 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A do TNB Aura dẫn đầu. Ứng dụng học tiếng Anh Elsa đã huy động được 20 triệu USD từ quỹ thuộc Ngân hàng UOB.
Có thể thấy rằng, nguồn vốn đầu tư vào các Edtech năm 2023 tập trung vào các startup mới nổi. Phân khúc tiếng Anh vẫn là phân khúc triển vọng nhất và huy động được số vốn đầu tư lớn nhất. Các phân khúc khác liên quan đến công nghệ cũng được đặc biệt quan tâm. Đặc điểm của các Edtech thu hút được vốn thường tập trung vào công nghệ, đặc biệt là khai thác công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm mang lại trải nghiệm học tập cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu đặc thù của từng học sinh.
1. EQuest
Tập đoàn Giáo dục EQuest (EQuest) là một tổ chức giáo dục tư nhân tại Việt Nam với các đơn vị thành viên được tổ chức trong 3 khối: Khối Giáo dục Phổ thông (K12); Khối Đại học và Cao đẳng dạy nghề (C&U); Khối Công nghệ Giáo dục và Trung tâm Anh ngữ (Edtech – ESL).
EQuest có hơn 30 cơ sở giáo dục trên cả nước; hơn 4.300 giáo viên và cán bộ, nhân viên; 158.000 học sinh, sinh viên theo học mỗi năm tại các đơn vị thành viên.
Hiện nay, EQuest được đánh giá là một trong những tổ chức giáo dục tư nhân lớn nhất Việt Nam với hơn 362.000 học viên trong hệ sinh thái từ K-12 đến cao đẳng, đại học và công nghệ giáo dục (EdTech) trên cả nước.
Nhà đầu tư: KKR
2.Vuihoc
kho học liệu hơn 500.000 bài giảng dưới nhiều hình thức thể hiện sinh động và bám sát chương trình học quốc gia. Học sinh có thể học qua các bài giảng video, tham gia các lớp học livestream, hoặc học gia sư 1-1.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm nâng cao tính cá nhân hóa trong giáo dục
1,1 triệu học sinh Việt Nam từ lớp 1 tới lớp 12, hầu hết thuộc khu vực tỉnh thành.
Dạy học trực tuyến trên quy mô lớn, thu hút các giáo viên uy tín nhất trên cả nước, từ đó giúp các em học sinh trên toàn quốc nâng cao trải nghiệm học tập và mở ra những cơ hội mới cho tương lai
Nhà đầu tư: Do Ventures, Bace Capital
3. Teky
Chương trình giảng dạy STEAM (Science – Technology – Engineering – Art – Mathematics) theo chuẩn Mỹ đầu tiên tại Việt Nam dành cho trẻ em từ 4 đến 18 tuổi.
50.000 học viên tại 22 trung tâm cả nước, hơn 1 triệu tài khoản học tập trực tuyến
Học viện Teky vào Top 50 công ty công nghệ giáo dục nổi bật và tiềm năng nhất Đông Nam Á
Nhà đầu tư: Sweef Capital, Strategic Year Holdings
4. MindX
Các lớp học tại MindX đã dịch chuyển sang mô hình học kết hợp (hybrid), cho phép người học có thể kết hợp linh hoạt hình thức học trực tiếp tại cơ sở (offline) và theo dõi trực tuyến (online)
Hơn 40 cơ sở trên toàn quốc, đào tạo gần 40.000 học viên
Hệ sinh thái giáo dục Công nghệ – Khởi nghiệp hàng đầu Đông Nam Á
Nhà đầu tư: Kaizenvest
5. Elsa
ELSA AI giúp người dùng có thể lựa chọn các bối cảnh đối thoại được hệ thống đề xuất hoặc tự tạo ra bối cảnh mong muốn
Đề xuất lộ trình học tập
54 triệu lượt tải app ELSA Speak trên toàn cầu với người dùng đến từ 234 quốc gia
Các thị trường quốc tế như Đài Loan, Hàn Quốc, khu vực Trung Đông, Nhật Bản và Đông Nam Á.
Nhà đầu tư: Gradient Ventures, SOSV, Monk’s Hill Ventures, Endeavour Catalyst và Globant Ventures, UOB Venture Management
Nhóm các sản phẩm Edtech được đầu tư có số lượt học viên đông hoặc số lượt tải về đông cùng với tiềm năng phát triển. Ngoài ra, với một số hệ thống công nghệ vượt trội có tích hợp AI và khả năng tuỳ biến cao học linh hoạt thích ứng như ELSA cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm chú ý.
Có thể nói, giữa những biến động của nền kinh tế thế giới, lĩnh vực công nghệ giáo dục tại Việt Nam vẫn thu hút đầu tư mạnh mẽ. Có nhiều nguyên nhân được giới chuyên gia đưa ra cho tín hiệu “ngược dòng” của Edtech Việt Nam.