Những chính sách hỗ trợ sự phát triển của EdTech tại Việt Nam

Không đứng ngoài xu thế của thế giới, chính phủ Việt Nam nói chung và Bộ giáo dục nói riêng đã nhìn ra tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đang có những hành động cụ thể nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển ứng dụng công nghệ trong đào tạo. Trong bài này, mời các bạn cùng Edtech Agency tìm hiểu về những chỉ đạo, chính sách của các cấp dành cho việc phát triển Edtech.
 
 
Theo báo cáo từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ học trực tuyến của sinh viên Việt Nam qua các năm đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2015, chỉ có 16% sinh viên lựa chọn học trực tuyến. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các nền tảng học trực tuyến, tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể với 22% vào năm 2016, 28% vào năm 2017 và 35% vào năm 2018. Bước sang năm 2019, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 42%, trong khi đó sự gia tăng đột phá vào năm 2020 khi tỷ lệ học trực tuyến tăng lên thành 61%. Và vào năm 2021, do tác động của đại dịch Covid-19, tỷ lệ học trực tuyến của sinh viên Việt Nam đã vượt qua ngưỡng 75%. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo ở Việt Nam hiện nay đang dần được coi trọng và chứng minh được hiệu quả đào tạo giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động. 
Sau đại dịch Covid 19, Chính phủ Việt Nam và Bộ giáo dục và đào tạo càng nhận định tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục vì vậy các nghị quyết, thông tư để hướng dẫn các cơ sở đào tạo vận hành và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang được ban hành, thực thi. Một số quyết định quan trọng gần đây bao gồm:
 
 
Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022: Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030 trong đó nhấn mạnh nội dung: Hơn 50% cơ sở giáo dục đại học cung cấp các chương trình đào tạo (cấp bằng) hình thức từ xa, trực tuyến. 100% cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu và công nghệ số.
 
 
Công văn 4771/BGDĐT-CNTT ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, CĐS và thống kê giáo dục năm học 2023 – 2024 đã đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: a) Duy trì và sử dụng tối đa phần mềm quản lý học tập (LMS); tích hợp, kết nối, trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm dạy học trực tuyến với phần mềm quản trị ở cơ sở giáo dục. b) Tăng cường xây dựng học liệu số; c) Đẩy mạnh đánh giá thường xuyên bằng hình thức trực tuyến; d) Bồi dưỡng kỹ năng số cho đội ngũ giáo viên; các nội dung: ứng dụng các phần mềm dạy học, xây dựng học liệu số, bài giảng điện tử, kỹ năng tổ chức dạy học trực tuyến.
 
 
Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc “ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên”. Cấu trúc của Bộ chỉ số gồm 02 nhóm bao gồm “Chuyển đổi số trong dạy, học”; và “Chuyển đổi số trong quản trị cơ sở giáo dục”. Kết quả được chia thành 03 mức độ. Mức độ 1: chưa đáp ứng yêu cầu dạy môn tin học. Mức độ 2: đáp ứng cơ bản yêu cầu dạy môn tin học. Mức độ 3: đáp ứng tốt yêu cầu dạy môn tin học. 
 
 
Căn cứ theo quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022, năm 2023 là năm đầu tiên các trường phổ thông triển khai đo lường mức độ chuyển đổi số và báo cáo về phòng/sở giáo dục quản lý. Theo số liệu khảo sát hiện nay 100% các trường ở Hà nội báo cáo đã đạt mức 2 và mức 3. Đối với bậc Đại học, Bộ giáo dục và đào tạo cũng ban hành quyết định số 4740/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 về việc “ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục đại học”. Đây cũng là các cơ sở để các trường Đại học thực hiện việc đo lường và đánh giá mức độ chuyển đổi số và có các kế hoạch phát triển ứng dụng công nghệ trong dạy và học phù hợp với sự tiến bộ của giáo dục hiện đại.
 
 
Cho tới hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thu thập được thông tin của 100% trường học ở bậc mầm non và phổ thông: với 1,6 triệu hồ sơ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; 2,4 triệu hồ sơ, kết quả học tập của học sinh; Kết nối với hơn 17.083 trường học….Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai cơ sở dữ liệu giáo dục đại học (HEMIS): Thu thập, số hoá dữ liệu của 442 cơ sở đào tạo, 152.470 giảng viên, 2.102.165 người học. Đồng thời, thu thập dữ liệu về nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, tài chính, hợp tác với doanh nghiệp, hợp tác quốc tế.
 
Với hàng loạt chủ trương, chính sách và các hướng dẫn cụ thể để tạo ra một hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, chúng ta có thể thấy Chính phủ Việt Nam và Bộ giáo dục & đào tạo đang hết sức chú trọng đến mục tiêu chuyển đổi số giáo dục nhằm thích ứng nhanh và tăng cường lực nguồn nhân sự trong thời kỷ nguyên số. 
 
 
Đây cũng là điều kiện thuận lợi dành cho các đơn vị Edtech khi tham gia vào một thị trường có được sự hậu thuẫn từ các chính sách, chỉ đạo của các cấp bộ ngành liên quan. Các nhà trường, các đơn vị đào tạo cũng như giáo viên, người học sẽ ngày càng tăng cường tỉ lệ ứng dụng các sản phẩm công nghệ trong giáo dục.
———————–
Edtech Agency, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu và network rộng khắp Việt Nam, khu vực và thế giới, đã trở thành trung tâm chính kết nối các tổ chức Edtech quốc tế đang tìm cách khám phá, thử nghiệm và gia nhập thị trường Việt Nam.
 
 
Contact us and find a service that suits your needs.
—————————
https://edtechagency.net/