Theo Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin cho biết, đến thời điểm hiện tại (tháng 10/2023), ngành Giáo dục đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở dữ liệu. Cụ thể, cơ sở dữ liệu về mầm non, phổ thông đã thu thập thông tin của gần 53.000 trường học: 1,6 triệu hồ sơ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; 24 triệu hồ sơ, kết quả học tập của học sinh, thể chất (chiều cao, cận nặng, các bệnh về mắt-xương, dinh dưỡng,..); Kết nối (API) với hơn 17,083 trường học; Kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (2022): xác thực định danh hơn 23 triệu hồ sơ, làm giàu cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư hơn 20 triệu công dân,…
Đặc biệt, công tác chuyển đổi số đã triển khai được cơ sở dữ liệu giáo dục đại học (HEMIS). Qua đó, thu thập, số hóa dữ liệu của 442 cơ sở đào tạo, 152.470 giảng viên, 2.102.165 người học và dữ liệu về: nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, tài chính, hợp tác với doanh nghiệp, hợp tác quốc tế, …
Việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư (từ năm 2022) đã đồng bộ, xác thực định danh hơn 24 triệu hồ sơ học sinh, giáo viên (đạt tỷ lệ gần 98%), đã làm giàu dữ liệu của gần 23 triệu hồ sơ học sinh và giáo viên về giáo dục cho cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư. Bộ Giáo dục và Đào tạo là một trong những cơ quan hoàn thành sớm nhất kết nối, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư.
Công tác chuyển đổi số cũng giúp thực hiện các thủ tục hành chính thiết yếu bằng hình thức trực tuyến: Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (đạt 93% mỗi năm); Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học trực tuyến (hơn 600.000 thí sinh với hơn 3 triệu nguyện vọng được đăng ký trực tuyến mỗi năm); Thí sinh thanh toán lệ phí xét tuyển đại học trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (đạt tỷ lệ 97%); Thí sinh xác nhận nhập học đại học trực tuyến trên Cổng tuyển sinh (đạt 81%)…
Nguồn Tạp chí Giáo dục Việt Nam
#edtechmarket #edtechvietnam #edtechevents
Ông Bà vui lòng để lại thông tin để nhận Sách trắng & Bảng xếp hạng Edtech 2024 do Edtech Agency thực hiện