Lỗi cơ sở dữ liệu WordPress: [Disk full (/tmp/#sql-temptable-32e-19447-25a49.MAI); waiting for someone to free some space... (errno: 28 "No space left on device")]
SHOW FULL COLUMNS FROM `yell_options`

Lỗi cơ sở dữ liệu WordPress: [Disk full (/tmp/#sql-temptable-32e-19447-25a4a.MAI); waiting for someone to free some space... (errno: 28 "No space left on device")]
SHOW FULL COLUMNS FROM `yell_options`

Lỗi cơ sở dữ liệu WordPress: [Disk full (/tmp/#sql-temptable-32e-19447-25a4d.MAI); waiting for someone to free some space... (errno: 28 "No space left on device")]
SHOW FULL COLUMNS FROM `yell_options`

Lỗi cơ sở dữ liệu WordPress: [Disk full (/tmp/#sql-temptable-32e-19447-25a4e.MAI); waiting for someone to free some space... (errno: 28 "No space left on device")]
SHOW FULL COLUMNS FROM `yell_options`

Lỗi cơ sở dữ liệu WordPress: [Disk full (/tmp/#sql-temptable-32e-19447-25a4f.MAI); waiting for someone to free some space... (errno: 28 "No space left on device")]
SHOW FULL COLUMNS FROM `yell_options`

Lỗi cơ sở dữ liệu WordPress: [Disk full (/tmp/#sql-temptable-32e-19447-25a50.MAI); waiting for someone to free some space... (errno: 28 "No space left on device")]
SHOW FULL COLUMNS FROM `yell_options`

Lỗi cơ sở dữ liệu WordPress: [Disk full (/tmp/#sql-temptable-32e-19447-25a51.MAI); waiting for someone to free some space... (errno: 28 "No space left on device")]
SHOW FULL COLUMNS FROM `yell_options`

Lỗi cơ sở dữ liệu WordPress: [Disk full (/tmp/#sql-temptable-32e-19447-25a52.MAI); waiting for someone to free some space... (errno: 28 "No space left on device")]
SHOW FULL COLUMNS FROM `yell_options`

Lỗi cơ sở dữ liệu WordPress: [Disk full (/tmp/#sql-temptable-32e-19447-25a53.MAI); waiting for someone to free some space... (errno: 28 "No space left on device")]
SHOW FULL COLUMNS FROM `yell_options`

Lỗi cơ sở dữ liệu WordPress: [Disk full (/tmp/#sql-temptable-32e-19447-25a54.MAI); waiting for someone to free some space... (errno: 28 "No space left on device")]
SHOW FULL COLUMNS FROM `yell_options`

Lỗi cơ sở dữ liệu WordPress: [Disk full (/tmp/#sql-temptable-32e-19447-25a57.MAI); waiting for someone to free some space... (errno: 28 "No space left on device")]
SHOW FULL COLUMNS FROM `yell_options`

Lỗi cơ sở dữ liệu WordPress: [Disk full (/tmp/#sql-temptable-32e-19447-25a58.MAI); waiting for someone to free some space... (errno: 28 "No space left on device")]
SHOW FULL COLUMNS FROM `yell_options`

Lỗi cơ sở dữ liệu WordPress: [Disk full (/tmp/#sql-temptable-32e-19447-25a59.MAI); waiting for someone to free some space... (errno: 28 "No space left on device")]
SHOW FULL COLUMNS FROM `yell_options`

Lỗi cơ sở dữ liệu WordPress: [Disk full (/tmp/#sql-temptable-32e-19447-25a5a.MAI); waiting for someone to free some space... (errno: 28 "No space left on device")]
SHOW FULL COLUMNS FROM `yell_options`

Trường THPT Đăk Glong

GIAI ĐOẠN I: Từ 07/2006 đến tháng 9/2009 là giai đoạn có tên nhưng chưa có vóc hình.

– Kể từ khi quyết định thành lập (03/7/2006) đến hết tháng 8 năm 2006, nhà trường chỉ có ba người, gồm đồng thầy Nguyễn Văn Thạch là quyền Hiệu trưởng, đồng chí kế toán Trịnh Thị Hằng và thầy Phan Văn Thanh – lúc đó là 01 giáo viên từ Trường cấp III Đăk Nông cũ, nay là THPT Chu Văn An về Đăk Glong để tuyển sinh khóa đầu tiên và lo mọi điều kiện để chuẩn bị cho năm học mới. Những ngày đầu mới thành lập, nhà trường đứng trước muôn vàn khó khăn; cơ sở vật chất hầu như chưa có gì; phòng học, bàn ghế, các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu học tập và giảng dạy đều phải mượn từ trường THCS Nguyễn Du. Cả trường có 3 lớp 10 và 1 lớp 6 DTNT với 160 học sinh. Về đội ngũ giáo viên: chỉ có thầy Phan Văn Thanh là giáo viên Ngữ văn cơ hữu, còn lại đều là giáo viên được tăng cường từ trường THPT Đăk Nông (nay là trường THPT Chu Văn An) đi về thay nhau hàng tuần. Ngày khai giảng cũng là ngày công bố Quyết định thành lập trường, lãnh đạo Sở giáo dục, đại diện lãnh đạo của các ban ngành Tỉnh và Huyện về dự rất đông, nhưng đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên chỉ có 03 người, học sinh của khoá đầu tiên em nào cũng đều rất hồ hởi và vui mừng vì ngôi trường cấp 3 đầu tiên của Huyện đã được thành lập ngay trên chính nơi các em sinh sống. Các em không phải đi xa để học nữa. Nhưng, các em không hiểu bao khó khăn của nhà trường đang phải đối mặt, giáo viên dạy các em đều là giáo viên được tăng cường không có mặt trong buổi Lễ hôm ấy; trường các em sẽ học là trường mượn không biết đến bao giờ mới có ngôi trường mới.

– Sau ngày khai giảng năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã lần lượt tuyển được 04 giáo viên ở học kì I, 03 giáo viên ở học kì II và vẫn thiếu giáo viên bộ môn Toán, môn Tin học và môn Địa lí. Thầy Trịnh Đăng Mạnh là giáo viên Lịch sử nhưng phải dạy cả môn địa lý. Các bộ môn phải tăng cường giáo viên từ Gia Nghĩa vào thì mỗi người chỉ dạy một tuần nên đã làm cho học sinh chóng mặt về việc liên tục thay đổi giáo viên như thế, vì mỗi người có một phong cách và kỹ năng dạy học khác nhau.

– Mãi đến cuối năm học 2007 – 2008 mới tuyển đủ số lượng giáo viên. Biết bao khó khăn, vất vả, chật vật của buổi ban đầu để có ngày hôm nay, quả là một kỳ tích với những kỷ niệm đáng nhớ. Công việc nhà trường rất bộn bề, vừa phải lo công tác thành lập các tổ chức của nhà trường và các hoạt động học tập, vừa phải lo ăn ở cho các em học sinh nội trú, vừa chuẩn bị cho các hoạt động xây dựng ngôi trường mới.

Thương học trò phải thiệt thòi vì đi học nhờ, các thầy cô giáo đã dốc hết tâm sức trí tuệ và tình yêu thương cho các em học sinh, đặc biệt Ban chấp hành đoàn trường với người bí thư đầu tiên là thầy Trịnh Đăng Mạnh đã cố gắng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để tạo không khí vui vẻ, đoàn kết, gắn bó. Những hình ảnh hội thi “Thời trang vui”, thi Giọng hát hay, thi đấu thể thao, hội trại, hội chợ ẩm thực… vẫn còn in đậm trong mỗi chúng ta – những người đặt nét chấm phá đầu tiên cho sự phát triển của nhà trường.

Năm học đầu tiên ấy diễn ra trong khó khăn, thiếu thốn, nhưng cả thầy và trò đã vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ và gặt hái được những thành công đầu tiên: đó là huy chương bạc kì thi học sinh giỏi khu vực Miền Trung –Tây Nguyên của em Cao Thị Hằng – Huy chương cao nhất của đoàn học sinh giỏi Đăk Nông năm ấy. Cùng với em Hằng là em Phạm Thị Hiếm, đạt học sinh Giỏi cấp tỉnh môn Ngữ Văn. Người có công lao tạo nên thành công ấy là thầy Phan Văn Thanh – Hiệu trưởng nhà trường hiện nay. Thầy đã trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng cho em Hằng và em Hiếm. Nối tiếp thành công ấy, nhiều thành quả trong giảng dạy lại tiếp tục đạt được. Đó là nhờ công lao gây dựng ban đầu từ những thầy cô giáo đầu tiên của nhà trường như thầy Nguyễn Văn Thạch ( nguyên Hiệu trưởng), thầy Lê Văn Lượng, cô Nguyễn Thị Tố Loan, thầy Trịnh Đăng Mạnh, cô Nguyễn Thị Oanh, cô Trần Thùy Linh, cô Phạm Thùy Trang, cô Lê Thị Thuận, thầy Vũ Văn Xuyên. Thế hệ đầu tiên ấy đến nay dù công tác tại trường hay đã chuyển đi nơi khác vẫn luôn là những thầy cô tâm huyết, say mê và giữ được vị trí tiên phong trong công tác giáo dục và sự nỗ lực vượt qua khó khăn của trò.

Năm học thứ hai, thứ ba dự án xây dựng đang trong thời gian gấp rút hoàn thành, trường THCS Nguyễn Du không có khả năng đáp ứng cơ sở vật chất, phòng học do số học sinh và số lớp học của năm thứ hai, thứ ba tăng lên, thầy và trò nhà trường lại tiếp tục phải học nhờ tại trường Tiểu học Kim Đồng. Với tình cảnh cấp ba học chung với cấp một, thời gian ra vào lớp không khớp với nhau do đặc thù của các cấp học khiến cho thầy và trò gặp rất nhiều khó khăn trong công tác dạy và học. Nhà tập thể cho giáo viên quá ít nên dù phải thuê trọ sớm trưa đi về, nhưng bằng tất cả tâm huyết, mỗi thầy cô đều đã rất cố gắng để có những bài giảng tốt nhất cho các em học sinh thân yêu. Thấu hiểu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”. Sự quyết tâm của thầy và trò như càng được tăng thêm, phong trào thi đua dạy tốt – học tốt, các hoạt động văn hoá văn nghệ ngày một đẩy mạnh. Năm đó, tỷ lệ đậu tốt nghiệp của trường ta khá cao, nhiều em đậu đại học, cao đẳng… Cũng chính từ những năm học ấy, phong cách học sinh THPT Đăk Glong đã được hình thành.

Thấu hiểu những khó khăn của “ngôi trường không có trường” và sự nỗ lực không mệt mỏi của thầy trò mà trường đã cố gắng đạt được nhiều thành tựu, Sở GD & ĐT tặng thưởng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến cho nhà trư GIAI ĐOẠN I: Từ 07/2006 đến tháng 9/2009 là giai đoạn có tên nhưng chưa có vóc hình.

– Kể từ khi quyết định thành lập (03/7/2006) đến hết tháng 8 năm 2006, nhà trường chỉ có ba người, gồm đồng thầy Nguyễn Văn Thạch là quyền Hiệu trưởng, đồng chí kế toán Trịnh Thị Hằng và thầy Phan Văn Thanh – lúc đó là 01 giáo viên từ Trường cấp III Đăk Nông cũ, nay là THPT Chu Văn An về Đăk Glong để tuyển sinh khóa đầu tiên và lo mọi điều kiện để chuẩn bị cho năm học mới. Những ngày đầu mới thành lập, nhà trường đứng trước muôn vàn khó khăn; cơ sở vật chất hầu như chưa có gì; phòng học, bàn ghế, các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu học tập và giảng dạy đều phải mượn từ trường THCS Nguyễn Du. Cả trường có 3 lớp 10 và 1 lớp 6 DTNT với 160 học sinh. Về đội ngũ giáo viên: chỉ có thầy Phan Văn Thanh là giáo viên Ngữ văn cơ hữu, còn lại đều là giáo viên được tăng cường từ trường THPT Đăk Nông (nay là trường THPT Chu Văn An) đi về thay nhau hàng tuần. Ngày khai giảng cũng là ngày công bố Quyết định thành lập trường, lãnh đạo Sở giáo dục, đại diện lãnh đạo của các ban ngành Tỉnh và Huyện về dự rất đông, nhưng đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên chỉ có 03 người, học sinh của khoá đầu tiên em nào cũng đều rất hồ hởi và vui mừng vì ngôi trường cấp 3 đầu tiên của Huyện đã được thành lập ngay trên chính nơi các em sinh sống. Các em không phải đi xa để học nữa. Nhưng, các em không hiểu bao khó khăn của nhà trường đang phải đối mặt, giáo viên dạy các em đều là giáo viên được tăng cường không có mặt trong buổi Lễ hôm ấy; trường các em sẽ học là trường mượn không biết đến bao giờ mới có ngôi trường mới.

– Sau ngày khai giảng năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã lần lượt tuyển được 04 giáo viên ở học kì I, 03 giáo viên ở học kì II và vẫn thiếu giáo viên bộ môn Toán, môn Tin học và môn Địa lí. Thầy Trịnh Đăng Mạnh là giáo viên Lịch sử nhưng phải dạy cả môn địa lý. Các bộ môn phải tăng cường giáo viên từ Gia Nghĩa vào thì mỗi người chỉ dạy một tuần nên đã làm cho học sinh chóng mặt về việc liên tục thay đổi giáo viên như thế, vì mỗi người có một phong cách và kỹ năng dạy học khác nhau.

– Mãi đến cuối năm học 2007 – 2008 mới tuyển đủ số lượng giáo viên. Biết bao khó khăn, vất vả, chật vật của buổi ban đầu để có ngày hôm nay, quả là một kỳ tích với những kỷ niệm đáng nhớ. Công việc nhà trường rất bộn bề, vừa phải lo công tác thành lập các tổ chức của nhà trường và các hoạt động học tập, vừa phải lo ăn ở cho các em học sinh nội trú, vừa chuẩn bị cho các hoạt động xây dựng ngôi trường mới.

Thương học trò phải thiệt thòi vì đi học nhờ, các thầy cô giáo đã dốc hết tâm sức trí tuệ và tình yêu thương cho các em học sinh, đặc biệt Ban chấp hành đoàn trường với người bí thư đầu tiên là thầy Trịnh Đăng Mạnh đã cố gắng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để tạo không khí vui vẻ, đoàn kết, gắn bó. Những hình ảnh hội thi “Thời trang vui”, thi Giọng hát hay, thi đấu thể thao, hội trại, hội chợ ẩm thực… vẫn còn in đậm trong mỗi chúng ta – những người đặt nét chấm phá đầu tiên cho sự phát triển của nhà trường.

Năm học đầu tiên ấy diễn ra trong khó khăn, thiếu thốn, nhưng cả thầy và trò đã vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ và gặt hái được những thành công đầu tiên: đó là huy chương bạc kì thi học sinh giỏi khu vực Miền Trung –Tây Nguyên của em Cao Thị Hằng – Huy chương cao nhất của đoàn học sinh giỏi Đăk Nông năm ấy. Cùng với em Hằng là em Phạm Thị Hiếm, đạt học sinh Giỏi cấp tỉnh môn Ngữ Văn. Người có công lao tạo nên thành công ấy là thầy Phan Văn Thanh – Hiệu trưởng nhà trường hiện nay. Thầy đã trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng cho em Hằng và em Hiếm. Nối tiếp thành công ấy, nhiều thành quả trong giảng dạy lại tiếp tục đạt được. Đó là nhờ công lao gây dựng ban đầu từ những thầy cô giáo đầu tiên của nhà trường như thầy Nguyễn Văn Thạch ( nguyên Hiệu trưởng), thầy Lê Văn Lượng, cô Nguyễn Thị Tố Loan, thầy Trịnh Đăng Mạnh, cô Nguyễn Thị Oanh, cô Trần Thùy Linh, cô Phạm Thùy Trang, cô Lê Thị Thuận, thầy Vũ Văn Xuyên. Thế hệ đầu tiên ấy đến nay dù công tác tại trường hay đã chuyển đi nơi khác vẫn luôn là những thầy cô tâm huyết, say mê và giữ được vị trí tiên phong trong công tác giáo dục và sự nỗ lực vượt qua khó khăn của trò.

Năm học thứ hai, thứ ba dự án xây dựng đang trong thời gian gấp rút hoàn thành, trường THCS Nguyễn Du không có khả năng đáp ứng cơ sở vật chất, phòng học do số học sinh và số lớp học của năm thứ hai, thứ ba tăng lên, thầy và trò nhà trường lại tiếp tục phải học nhờ tại trường Tiểu học Kim Đồng. Với tình cảnh cấp ba học chung với cấp một, thời gian ra vào lớp không khớp với nhau do đặc thù của các cấp học khiến cho thầy và trò gặp rất nhiều khó khăn trong công tác dạy và học. Nhà tập thể cho giáo viên quá ít nên dù phải thuê trọ sớm trưa đi về, nhưng bằng tất cả tâm huyết, mỗi thầy cô đều đã rất cố gắng để có những bài giảng tốt nhất cho các em học sinh thân yêu. Thấu hiểu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”. Sự quyết tâm của thầy và trò như càng được tăng thêm, phong trào thi đua dạy tốt – học tốt, các hoạt động văn hoá văn nghệ ngày một đẩy mạnh. Năm đó, tỷ lệ đậu tốt nghiệp của trường ta khá cao, nhiều em đậu đại học, cao đẳng… Cũng chính từ những năm học ấy, phong cách học sinh THPT Đăk Glong đã được hình thành.

Thấu hiểu những khó khăn của “ngôi trường không có trường” và sự nỗ lực không mệt mỏi của thầy trò mà trường đã cố gắng đạt được nhiều thành tựu, Sở GD & ĐT tặng thưởng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến cho nhà trường.

Contact Information
Related Listing

Lastest episode of "EdTech Vietnam indepth insights" | International perspectives on Vietnam's EdTech

Annoucing event: White Paper & Vietnam's EdTech Ranking 2023 (08/2023)