Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng ( 1975) Đăk Lăk là tỉnh có diện tích lớn nhất trong cả nước nhưng dân cư lại thưa thớt, kinh tế nghèo nàn lạc hậu, văn hóa giáo dục chậm phát triển, đặc biệt giáo dục học sinh dân tộc thiếu số lại càng chậm phát triển hơn. Cả tỉnh Đăk Lăk trong một giai đoạn dài ( 1975 – 2004) chỉ có mộ trường phổ thông dân tộc nội trú N’ trang Long ở Buôn Ma Thuột. Các huyện phía nam tỉnh Đăk Lăk ( bây giờ thuộc Tỉnh Đăk Nông) lúc bấy giờ quá các xa tỉnh lỵ ( BMT), đồng bào các dân tộc ít người muốn đưa con em mình về học tại trường phổ thông dân tộc nội trú N’ Trang Long ( BMT) là cực kỳ khó khăn, vì vậy số học sinh người dân tộc thiểu số ở đây được đào tạo trình độ cấp THPT từ sau năm 1975 đến năm 2004 là quá ít, không đáp ứng được yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ người đồng bào dân tộc của địa phương. Hầu hết đội ngũ cán bộ người đồng bào dân tộc tại các huyện phía nam tỉnh Đăk Lăk chỉ tốt nghiệp cấp I, cấp II bổ túc văn hóa, một số rất ít tốt nghiệp THPT. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, các huyện, các xã, các thôn bon, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho kinh tế, văn hoá, xã hội ở các huyện phía nam phát triển chậm.
CEO Info (Membership only )